Lịch sử môn bóng đá hình thành như thế nào?

Bóng đá bắt nguồn từ đâu và nó đã phát triển như thế nào? Hãy cùng soikeobongda đi tìm câu trả lời và nhìn lại những cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử môn bóng đá nhé.

Tin liên quan

Trong bầu không khí hừng hực của các giải bóng đá hàng đầu thế giới từ Premier League, La Liga đến Champions League, từ UEFA EURO đến Copa America 2024, ắt hẳn nhiều người trong chúng ta đều muốn lật lại trang sử để xem cội nguồn của môn thể thao vua và lý do vì sao nó đang khuynh đảo cả thế giới.

Phiên bản đầu tiên của bóng đá

Bóng đá đã tồn tại từ lâu với nhiều phiên bản khác nhau. Mỗi phiên bản mang đặc điểm riêng, kỹ thuật và luật chơi đa dạng. Vì vậy, nguồn gốc của môn thể thao vua luôn gây nhiều tranh cãi.

Cho đến khi FIFA – liên đoàn bóng đá thế giới chính thức công nhận xúc cúc (môn thể thao của người Trung Quốc) là phiên bản cổ xưa nhất, nguồn gốc của bóng đá mới được rõ ràng.

Mốc thời gian sớm nhất ghi nhận về môn xúc cúc là ở thời kỳ Chiến Quốc, kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên. Thông tin này được ghi lại trong cuốn “Chiến Quốc sách”, trong phần “Tề thư” (lịch sử nước Tề). Xúc cúc ngày đó được sử dụng như một bài huấn luyện thể dục cho quân đội.

xuc-cuc-duoc-xem-la-phien-ban-dau-tien-trong-lich-su-mon-bong-da
Xúc cúc được xem là phiên bản đầu tiên trong lịch sử môn bóng đá

Môn xúc cúc chơi như thế nào?

Quả bóng thi đấu được làm bằng da và để giành chiến thắng, hai đội phải ghi bàn bằng cách đá quả bóng vào một tấm lưới nhỏ treo giữa hai cột tre dài ở phần sân của đối thủ. Người chơi không được phép dùng tay, chỉ được sử dụng chân và các phần khác của cơ thể.

Một điểm khác biệt quan trọng giữa xúc cúc và bóng đá hiện đại là chiều cao của cầu môn. Khung thành trong trò chơi xúc cúc được treo cách mặt đất khoảng 9m (so với 2m44 như hiện tại) và cũng không có xà ngang.

Đến thời kỳ nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên), xúc cúc trở thành môn thể thao phổ biến, lan rộng trong cả giới thượng lưu và tầng lớp hoàng gia với những quy tắc chung được định rõ. Đây có thể coi là phiên bản đầu tiên khi tìm hiểu về lịch sử môn bóng đá.

Sau khi xúc cúc xuất hiện, các trò chơi tương tự bóng đá đã lan rộng khắp thế giới. Nhiều nền văn hóa có các trò chơi sử dụng đôi chân tương tự, như trò Kemari của người Nhật Bản, trò Pahsaherman của người Mỹ bản địa, trò Marn Grook của người dân Australia và trò Ki-o-rahi của người Maori.

Tại sao gọi nước Anh là “quê hương” của môn bóng đá

nuoc-anh-la-que-huong-cua-mon-bong-da
Nước Anh là “quê hương” của môn bóng đá

Trong khi Trung Quốc là quốc gia đầu tiên sản sinh ra môn bóng đá thì người Anh có quyền tự hào khi được xem là “cha đẻ” của bóng đá hiện đại.

Lý do là từ thế kỷ 18 trở đi, khi bóng đá lan rộng đến châu Âu (đặc biệt tại vương quốc Anh), môn thể thao này mới bắt đầu trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ.

Như 90 Phút TV đã nói về những phiên bản cổ xưa trong lịch sử môn bóng đá, luật chơi của nó đã có từ lâu, nhưng chỉ khi được hệ thống hóa một cách hoàn chỉnh bởi Đại học Cambridge vào năm 1848, bóng đá mới được xem là chính thức ra đời.

Cụ thể, vào năm 1848, đại diện của 5 trường Eton, Harrow, Rugby, Winchester và Shrewsbury đã tụ họp tại Đại học Cambridge để thống nhất các quy định cho môn bóng đá, gọi là Bộ luật Cambridge. Dù luật Cambridge chưa đạt đến mức độ hoàn thiện nhưng nó chính là tác nhân quan trọng mở ra kỷ nguyên của bóng đá hiện đại.

Vào năm 1857, đội bóng đầu tiên trong lịch sử bóng đá được thành lập là Sheffield FC (cũng tại nước Anh). 5 năm sau, Notts County xuất hiện và đấy là câu lạc bộ lâu đời nhất thế giới hiện vẫn tồn tại.

Ngày 26/10/1863, nước Anh tiếp tục là quốc gia tiên phong trong việc thành lập liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên (gọi tắt là FA). Đến giờ, tổ chức FA của người Anh cũng là liên đoàn bóng đá quốc gia duy nhất không cần có tên nước trong tên gọi.

Bản thân FA ra đời đã mang đến những bước đột phá trong việc hoàn chỉnh luật bóng đá, và “luật bóng đá” của FA cũng chính là “luật bóng đá” đầu tiên của FIFA sau này. Cơ quan quản lý bóng đá thế giới FIFA xuất hiện vào năm 1904 tại Pháp, với Robert Guérin là chủ tịch đầu tiên. Ngay từ khi thành lập, FIFA đã tuyên bố tôn trọng và sử dụng luật bóng đá do FA đưa ra.

Thêm vào đó, nước Anh cũng là nơi ra đời giải đấu cúp quốc gia đầu tiên (FA Cup ở mùa giải 1871/72) và giải VĐQG Football League First Division ở mùa 1888/89 (tiền thân của Premier League). Giải đấu lúc đó quy tụ 12 CLB bóng đá thuộc miền Trung và miền Bắc nước Anh.

Với những dữ kiện trên, việc nước Anh được xem là “quê hương của môn bóng đá” là điều không có gì phải bàn cãi.

Lịch sử môn bóng đá: chơi bằng tay, không trọng tài, không xà ngang

lich-su-mon-bong-da
Lịch sử môn bóng đá

Thời kỳ bóng đá chính thức được công nhận khi luật Cambridge xuất hiện năm 1848, các cầu thủ được phép sử dụng tay để chơi bóng (nhưng chỉ được phép chuyền bóng về phía sau), muốn chuyền phía trước thì phải dùng chân để đá và rê bóng. Đặc biệt, các cầu thủ có thể va chạm, vật nhau trên sân. Luật chơi ngày đó như một sự kết hợp giữa bóng đá và bóng bầu dục.

Một điều thú vị là theo những quy định ban đầu trong lịch sử môn bóng đá, cầu thủ chơi bóng phải duy trì tính nghiệp dư và không được trả lương.

Nhưng khi bóng đá ngày càng phổ biến ở thập niên 1870, các CLB bắt đầu bán vé xem bóng cho khán giả để kiếm doanh thu. Điều này dẫn đến sự không hài lòng của các cầu thủ, họ yêu cầu phải được nhận lương cho thời gian tập luyện và chơi bóng. Cuối cùng các CLB quyết định trả lương cho cầu thủ và bóng đá trở thành môn thể thao chuyên nghiệp.

Bóng đá ngày xưa làm gì có trọng tài

Khởi thủy, ngay từ khi xuất hiện, bóng đá là môn thể thao đầy tự trọng của các quý ông và cốt lõi bây giờ vẫn thế, có chăng chỉ khác ở những thứ bên ngoài.

Mà đã là quý ông thì người ta nghĩ rằng chả ai ăn gian làm gì cả và cũng không “quý ông” nào cố tình phạm lỗi khi đá bóng. Hoặc nhỡ có phạm lỗi, các “quý ông” cũng sẽ thừa nhận cái sai của mình ngay lập tức.

Đấy có lẽ là sai lầm lớn đầu tiên trong lịch sử môn bóng đá – một sai lầm ngớ ngẩn nhưng đáng yêu, nói lên rằng chính những nhà phát minh ra môn bóng đá cũng không ngờ nổi rằng trò chơi này lại vĩ đại, hấp dẫn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến vậy!

Tính cạnh tranh, tầm quan trọng ngày càng cao của sự thắng/thua nhanh chóng gạt đi ý nghĩ “không ai ăn gian” trong bóng đá. Ban đầu, khi xuất hiện những tình huống tranh cãi, mỗi đội bóng sẽ cử ra một đại diện để “nói chuyện phải quấy”.

Giải pháp này không ăn thua và FA quyết định mượn thêm hai người ngoài cuộc để tham gia vào các tình huống tranh luận. Nếu 2 người (tạm gọi là “giám sát viên” này) không thể thống nhất ý kiến thì nhân vật thứ ba, người mà chúng ta biết đến với chức danh “trọng tài” sẽ có tiếng nói quyết định.

Cứ thế, mãi đến năm 1891, khái niệm “trọng tài” mới được bổ sung vào luật trong lịch sử môn bóng đá – tức 43 năm sau khi  “luật Cambridge” ra đời.

Xà ngang và chiếc lưới đánh cá

xa-ngang-xuat-hien-vao-nam-1875
Xà ngang xuất hiện vào năm 1875

So với trọng tài, thì khái niệm xà ngang xuất hiện sớm hơn và lần đầu tiên được nhắc đến là vào năm 1875. Trước đó, luật bóng đá chỉ quy định: cầu môn được giới hạn bởi một dây vải giăng ngang cách mặt đất 2m44 và 2 cột dọc cách nhau 7m32.

Đến đây thì nhiều người sẽ thắc mắc tại sao những con số vừa được 90phutTV nêu trên gồm rất nhiều con số lẻ. Giải thích cho điều này đến từ sự quy đổi đơn vị đo lường của người Anh (foot, yard, inch…) sang cách đo lường phổ biến trên thế giới (m,cm,..), khi bóng đá đã phát triển khắp toàn cầu.

Ngày đó, khi chưa có xà ngang, bàn thắng được công nhận khi quả bóng đi vào khoảng trống giữa 2 cột dọc và dưới dây vải. Sút trúng dây vải thì dĩ nhiên bàn thắng không được tính, nhưng trận đấu phải tạm hoãn để cột lại dây (nhưng chắc gì dây cột lại đã đúng vị trí quy định). Chính vì thế, FA quyết định thay dây vải thành xà ngang cho đỡ phiền phức.

Nhưng… khi xà ngang xuất hiện vào năm 1875 thì việc xác định bóng đã bay qua phía dưới hay phía trên xà ngang cũng gây ra không ít rắc rối. Vậy nên, vào thời điểm FA bổ sung luật trọng tài vào năm 1891, chiếc lưới khung thành đã xuất hiện. Và người nghĩ ra giải pháp mắc lưới vào khung thành chính là một ngư phủ.

Phạt đền xuất hiện khi nào?

Trong trận tứ kết cúp Scotland năm 1890 giữa East Stirlingshire và Heart of Midlothian, một cầu thủ của đội phòng ngự đã dùng tay để cản bóng ngay trước khung thành. Không lâu sau đó, một pha phạm lỗi tương tự xuất hiện trong trận đấu giữa Notts County và Stoke City trong khuôn khổ Cúp FA.

Dĩ nhiên, tình huống dùng tay chơi bóng sẽ khiến đội phòng ngự chịu một quả đá phạt. Nhưng đội tấn công làm sao sút được khi trước mặt là “hàng rào” dày đặc của đối phương ngay sát quả bóng? Quả phạt đền vì thế được ra đời.

Ngày đó vì chưa xuất hiện chấm 11m hay khu vực 16m50, 5m50 nên người ta chỉ kẻ một vạch ngang, song song và cách cầu môn 11m làm mốc sút phạt đền. Cầu thủ có quyền đặt bóng bất cứ đâu trên đường kẻ này để thực hiện quả đá phạt.

Luật việt vị

luat-viet-vi-co-nhieu-su-thay-doi-theo-dong-lich-su
Luật việt vị có nhiều sự thay đổi theo dòng lịch sử

Khi tìm hiểu về lịch sử môn bóng đá, không sai khi có người nói nó là môn thể thao bảo thủ, bởi vì các luật lệ vẫn đúng ngay từ lúc sơ khai. Các luật chơi trong môn bóng đá có phát triển nhưng khá chậm. Duy chỉ có một điều luật không ngừng thay đổi, ấy chính là luật việt vị.

Ngay từ đầu thế kỷ 20, hệ thống luật việt vị đã được thiết lập. Theo đó, một cầu thủ nếu đứng trên nửa sân của đối phương, để không bị thổi phạt việt vị phải đứng trên ít nhất ba cầu thủ đối phương, bao gồm thủ môn và hai hậu vệ. Như vậy, rất dễ đặt người chơi rơi vào thế việt vị.

Vì thế vào những năm 1920, ở Anh, số lượng bàn thắng giảm đi đột ngột do các đội bóng phòng ngự sử dụng hiệu quả luật việt vị.

Năm 1925, luật việt vị được sửa đổi để làm cho trò chơi dễ hơn. Theo đó, việt vị chỉ xảy ra khi cầu thủ nhận bóng đứng ở vị trí giữa thủ môn và một hậu vệ đối phương. Kết quả là số lượng bàn thắng được ghi nhiều hơn và kéo theo sự ra đời của các chiến thuật đội hình mới. Đây được xem là một trong những cải tiến quan trọng trong lịch sử.

Sau luật việt vị 1925, quy định về việc thay người vào những năm 1950 cũng đã thay đổi ít nhiều cách chơi của các đội bóng. Tiếp đó, có những cải tiến về luật thẻ phạt cũng bắt đầu xuất hiện từ năm 1968.

Từ những năm 1980 và 1990, nhiều cải tiến luật khác được thực hiện nhằm đem lại sự hấp dẫn cho bóng đá và trên hết là tránh được nguy hiểm cho người chơi.

Còn với bóng đá hiện đại, các cải tiến được FIFA đưa ra trong những năm gần đây có lẽ để làm cho các trận cầu có nhiều bàn thắng hơn. Và đấy chính là điều mà người hâm mộ bóng đá mong đợi.

Lời kết

Trên đây là những cột mốc chính trong lịch sử môn bóng đá90 Phut TV muốn gửi đến bạn đọc. So với nhiều môn thể thao khác thì bóng đá hiện đại mới chỉ trải qua giai đoạn hình thành và phát triển trên 150 năm, nhưng đây lại là trò chơi được mệnh danh là “môn thể thao vua” của hơn 250 triệu người trên toàn thế giới và có hàng tỷ người hâm mộ khắp hành tinh.

Tính cho đến năm 2024, FIFA hiện đã có 211 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có đại diện là thành viên. Cùng với đó là hàng loạt những giải đấu thu hút hàng triệu người hâm mộ cuồng nhiệt như World Cup, Euro, Champions League,… hay các giải VĐQG hấp dẫn như La Liga,  Ngoại hạng Anh.

Trong đó, FIFA World Cup được xem là giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh được tổ chức 4 năm một lần. Và bài viết của 90Phut TV hôm nay đến đây là hết, xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.

Bình Luận

8XBET

8XBET