JASON PENDANT Quang Vinh đang là cái tên được báo chí nhắc đến sau khi anh này công bố muốn hồi hương nhập tịch Việt Nam.
Tin liên quan
Jason Pendant Quang Vinh: Cái tên khiến người ta nghi ngờ ?
Nhưng lý do phần nhiều sẽ không phải vấn đề chuyên môn,vì đã rất lâu rồi tên của một cầu thủ Việt kiều mới xuất hiện trong bản danh sách triệu tập của một đội tuyển bóng đá Việt Nam (gần nhất là Martin Lò chuẩn bị cho lứa U23 đá Seagames 2019). Tất nhiên đó không phải là Pendant,mà là Adriano Schmidt,cầu thủ đã có nhiều năm chinh chiến tại V-League trong màu áo Hải Phòng và nay là Topenland Bình Định.
Trường hợp của Pendant quan điểm của cá nhân tôi vẫn sẽ chẳng quan tâm nhiều,có cũng được,không cũng chẳng sao. Suốt những năm qua ĐTVN có thua nhưng nhìn lại thì năng lực từng cầu thủ đang dần bắt kịp trình độ chung của châu á,mặc dù vẫn chỉ là nhóm tầm trung,nhưng cũng đang tỏ ra bỏ xa những đội còn lại của khu vực,trừ Thái Lan. Tuy nhiên để nói kĩ hơn về suy nghĩ của cá nhân tôi,tôi vẫn thấy rằng câu chuyện Pendant Quang Vinh,tình yêu thì ít mà đánh bóng tên tuổi thì nhiều. Để so sánh với Schmidt hay Đặng Văn Lâm.
>>> Theo dõi thêm: Link xem trực bóng đá ngon <<<
– Thứ nhất: Schmidt và Văn Lâm như chúng ta biết,đều có bố là người Việt Nam và mẹ là người bản địa. Thế nên văn hoá dựng xây trong mỗi gia đình đều sẽ mang hơi hướng thuần Việt hơn so với Pendant (bạn này có mẹ người Việt,bố người Pháp). Tới đó thôi cũng đủ hiểu rằng khác biệt về tình yêu quê hương ở trong tiềm thức mỗi người khác nhau thế nào. Và cũng do có bố là người Việt nên sự quyết định văn hoá cũng sẽ mang tới ảnh hưởng ít nhiều.
– Thứ hai: Có lẽ xuất phát điểm và trạng thái của họ đều khác nhau. Hẳn chúng ta còn nhớ rằng Văn Lâm trước khi “cầu xin” cơ hội đá seagames thì vẫn là sinh viên đang học kế toán sau khi không được các CLB tại Nga kí hợp đồng và phải vất vả tìm chỗ đứng. Từng có giai đoạn Lâm bị đẩy sang Lào thi đấu,nhưng ý chí ngoan cường ko ngại khó và khổ của chàng trai này mà đó là bước đệm để Văn Lâm nhảy vọt thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại J-League 1,tiền lệ chưa từng có trước đó.
>>> Vào ngay để không bỏ lỡ: Cập nhật kết quả bóng đá 24h <<<
Hay Schmidt,trước khi về Hải Phòng,cầu thủ này vẫn còn đang thi đấu giải hạng 5 của Đức. Về phần Pendant,chúng ta biết tới cầu thủ này khi anh ta đang đá Ligue 2,dù không phải ngôi sao nhưng cũng là cái tên đã khẳng định được trình độ. Chưa kể tới việc anh ta sinh ra,lớn lên và được đào tạo trong môi trường 100% là Pháp.
Vậy nên việc anh ta nói trên báo đài rằng muốn thi đấu cho ĐTVN ít nhiều là lời đánh tiếng nhưng cũng là thỏi nam châm mang tới hút sự chú ý của dư luận,truyền thông. Liệu ai còn nhớ trường hợp Yohan Cabaye,người có bà nội là người Việt Nam,báo đài khi ấy xôn xao,đồn thổi tin Cabaye muốn chơi bóng cho ĐTVN,rồi chuyển hướng cả sang người em của Cabaye,các nhà đài đưa ra lí lẽ,lập luận,cơ hội và tỉ lệ chơi cho ĐTVN của 2 anh em này. Nhưng rồi cuối cùng chỉ là số 0 tròn trĩnh.
Thứ ba: Một cầu thủ thông thường 1 năm sẽ rất vất vả bởi lịch thi đấu của giải quốc nội,cup quốc gia,hội quân cùng đội tuyển chuẩn bị cho các chiến dịch.
Như ta thấy rằng trong năm 2022,các cầu thủ của ĐTVN gần như bị vắt kiệt dẫn đến khá nhiều chấn thương đáng tiếc. Vậy thì câu hỏi mình muốn đặt ra là “Tại sao Jason Pendant phải gác thêm một cái gánh nặng và rủi ro,xách giầy ra sân cho một đội tuyển mà ko sử dụng ngôn ngữ chính,không sinh sống trong văn hoá của nước đó,thậm chí chưa bao giờ trong cả chục năm ?”
Bình Luận